CPI là gì? Ý nghĩa của chỉ số CPI như thế nào?

CPI là một trong những chỉ số quen thuộc liên quan đến kinh tế, được dùng để đo mức giá của một giỏ hàng tiêu biểu. chỉ số này cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Vậy CPI là gì, có ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Cùng cyannandben.com tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

I. Chỉ số CPI là gì?

CPI là viết tắt của chỉ số giá tiêu dùng
CPI là viết tắt của từ Consumer price index, có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán lẻ. Đây là chỉ số phản ánh sự thay đổi của giá một giả hàng hóa mà dịch vụ do người tiêu dùng hoặc người hưởng lương ở thành thị, công chức mua trên thị trường. Sau một thời gian, người ta sẽ thay đổi các mặt hàng trong giỏ hàng hóa và tỷ trọng, số lượng của chúng để phản ánh sự thay đổi của người tiêu dùng.
Chỉ số CPI được sử dụng để đo lường giá cả trong lĩnh vực thực phẩm, nhà ở, phương tiện di chuyển, quần áo, y tế, giáo dục. giải trí…

II. Ý nghĩa chỉ số giá tiêu dùng là gì?

Với thông tin giải thích CPI là gì trên đây, có thể thấy đây là chỉ số kinh tế quan trọng để đo mức độ lạm phát của một quốc gia. Đồng thời, chỉ số giá tiêu dùng cũng phản ánh được sự hiệu quả của những chính sách kinh tế của đất nước. CPI cung cấp cho Chính phủ, các doanh nghiệp cũng như người dân cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của giá cả thị trường.
Chỉ số CPI là hồi chuông cảnh báo sự biến động của giá bán lẻ hàng hóa, tiêu dùng. Qua đó chỉ số CPI sẽ đánh giá được sự thay đổi của mức sinh hoạt phí. Nếu CPI tăng thì có nghĩa mức tiêu thụ trung bình của người dân tăng lên và ngược lại.
Như vậy, có thể thấy chỉ số tiêu dùng là yếu tố nền tảng để kịp thời đưa ra những chính sách có liên quan đến kinh tế. Nắm bắt được sự thay đổi về giá giúp Chính phủ có những biện pháp, đề xuất kinh tế phù hợp nhằm tránh các rủi ro như lạm phát…

III. Cách tính chỉ số CPI

Để biết chính xác chỉ số CPI là gì, chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu về cách tính chỉ số giá tiêu dùng. Theo đó, cách tính CPI tiêu chuẩn gồm 4 bước như sau:
  • Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa thông qua việc điều tra để xác định được lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình chi tiêu, mua sắm.
  • Bước 2: Xác định giá cả, thống kế giá của từng mặt hàng có trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm xác định.
  • Bước 3: Tính chi phí để mua giỏ hàng đó bằng cách dùng số lượng nhân với mức giá của từng loại hàng hóa, sau đó cộng lại.
  • Bước 4: Tính chỉ CPI cho các năm theo công thức cụ thể sau:
Công thức tính chỉ số CPI
Trong đó:
  • t: Chính là thời kỳ cần tính chỉ số giá tiêu dùng
  • Năm cơ sở sẽ được lất bất kỳ, thông thường sẽ tính theo chu kỳ 5-7 năm.

IV. Những vấn đề thường gặp khi tính CPI

Khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng sẽ có 3 vấn đề chính thường gặp phải. Điều này được cho là xuất phát từ bản chất việc sử dụng giỏ hàng cố định. Vậy những vấn đề gặp phải khi tính chỉ số CPI là gì?

1. Không nói lên được sự thay đổi chất lượng của hàng hóa

CPI không thể hiện rõ chính xác sức mua của người tiêu dùng
Chỉ số CPI có thể phản ánh chưa đủ, chưa đúng với những mặt hàng hóa mới xuất hiện. Bởi vì chỉ số giá tiêu dùng sử dụng giỏ hàng hóa cố định nên trong trường hợp xuất hiện sản phẩm mới, người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng đơn vị tiền tệ nào đó để mua được nhiều hàng hóa, sản phẩm hơn. Vì thế, chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh chính xác sức mua gia tăng của đồng tiền.

2. Không chỉ ra được sự xuất hiện của hàng hóa mới

Khi tính chỉ số CPI, người ta sẽ sử dụng giỏ hàng cố định tiêu biểu. Trường hợp có thêm hàng hóa mới thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được nhiều loại sản phẩm khác nhau, đa dạng hơn. Lúc này, chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh được sức mua của đồng tiền, do đó mà đánh giá mức giá cao hơn so với nhu cầu thực tế của người dân.

3. Phản ánh cao hơn thực tế

Do công thức tính chỉ số giá tiêu dùng sử dụng giỏ hàng cố định nên có trương hợp mọi mặt hàng trong giỏ hàng cùng tăng giá thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm mặt hàng đó ít hơn.
Một xu hướng khác thường thấy trong tiêu dùng là khi có hàng hóa, dịch vụ tăng giá, người dân sẽ chuyển sang dùng sản phẩm hàng hóa có mức giá thấp hơn. Vì thế mà chỉ số CPI đã đánh giá cao hơn so với mức giá tiêu dùng thực tế.

V. Một số hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng

CPI áp dụng ở khu vực thành thị nên không thể đánh giá chính xác mức tiêu dùng của quốc gia
Chỉ số giá tiêu dùng không áp dụng cho toàn bộ nhóm dân cư, mà chỉ dựa vào nhu cầu chi tiêu của một giỏ hàng hóa tiêu biểu cố định ở khu vực thành thị. Vì thế mà CPI không biểu thị đúng giá hàng hóa tại nông thôn và khu vực miền núi. Hơn thế, nhu cầu tiêu dùng tại mỗi vùng miền, khu vực là hoàn toàn khác nhau, thế nên việc phản ánh mức giá tiêu dùng của một hoặc 1 vài khu vực sẽ không khách quan để đánh giá chung cho cả quốc gia.
Ngoài ra, chỉ số CPI chỉ tập trung vào nhu cầu tiêu dùng của một cá thể nên sẽ có nhiều hạn chế do nhu cầu mua sắm của mỗi người lá khác nhau. Giá cả tăng hay giảm đều bị tác động khá mạnh bởi môi trường sống, nhưng chỉ số CPI lại không nhắc đến vấn đề này.
Dù còn nhiều hạn chế, nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn được các nhà kinh tế quan tâm hàng đầu. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ chỉ số CPI là gì, đồng thời có kiến thức tổng quan hơn về các bước tính chỉ số giá tiêu dùng. Việc hiểu được chỉ số CPI và vận dùng hợp lý sẽ giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp hiểu rõ tại sao việc tăng trưởng kinh tế lại có vai trò quan trọng đối với quá trình đầu tư.